Nguồn (PSU) cung cấp năng lượng hoạt động cho cả bộ máy và được coi là trái tim của bộ PC Gaming. Do đó, việc lựa chọn nguồn công suất phù hợp là vô cùng quan trọng cho máy tính. Cần lựa chọn nguồn có năng lượng sơ cua lúc cần và còn tiện cho việc nâng cấp máy vừa là nguồn có công suất dôi ra một chút để vừa dư sức chạy, vừa có. Đồng thời, khi lựa chọn nguồn cần phải quan tâm đến thương hiệu uy tín và hiệu suất nguồn. Các thông số quan trọng của nguồn gồm những thông số gì? Cùng theo dõi bài viết dưới đây của falstaffe để hiểu hơn về vấn đề này nhé!
Mục Lục
Đôi nét về nguồn máy tính
Nguồn máy tính – PSU là thiết bị giúp chuyển đổi dòng điện xoay chiều từ điện lưới thành dòng điện một chiều; để cung cấp cho các linh kiện điện tử trong bộ máy tính. Đây là 1 trong những thiết bị quyết định đến tuổi thọ, độ bền, sự ổn định … ; của toàn bộ hệ thống phần cứng có trên máy tính. Nếu nguồn máy tính không đủ công suất thì chắc chắn sẽ gây ra hàng loạt các lỗi khó chịu như: máy tính tự động khởi động lại; khi chơi game nặng hay sử dụng phần mềm đồ họa sẽ bị đứng hình liên tục, card màn hình bị vỡ hình; xuất hiện các ký tự lạ, mainboard bị rộp và phồng lên…

Ngoài ra, là một trong các linh kiện ít bị thay thế theo danh sách “RAM>Ổ cứng>Card đồ hoạ>Vỏ case>Nguồn>CPU>Mainboard” bởi chúng gần như không bị lỗi thời; do đó lựa chọn một nguồn máy tính tốt, đáp ứng được công suất mà các linh kiện cần là một việc quan trong.
Nguồn máy tính có các thông số quan trọng nào?
Hãng sản xuất quan trọng hơn công suất
Quan trọng hơn công suất và các tiêu chuẩn chính là hãng sản xuất. Một nguồn có công suất 1000W và chứng chỉ 80 Plus Platium; không có nghĩa lí gì khi được sản xuất bởi một hãng lạ hoắc; đặc biệt là toàn tiếng trung quốc trên đó nữa. Ai dám đảm bảo các thông số họ công bố có đúng sự thật hay không khi mà chẳng có ai kiểm chứng ?
Vì thế, với những người mới build PC; KCC đề xuất các bạn nên chỉ sử dụng bộ nguồn từ các nhà sản xuất như: Asus, Cooler Master; Cosair, EVGA, Gigabyte, SeaSonic, SilverStone, Super Flower
Công suất là thông số quan trọng
Đứng sau card đồ hoạ thì CPU cũng là một linh kiện cần nhiều điện năn
Cũng giống như khi chọn ổ cứng thì thông số quan trọng nhất là dung lượng lưu trữ; khi chọn mua nguồn điều quan trọng nhất là để ý công suất có đủ đáp ứng dàn máy không . Và như đã đề cập trong bài viết “hướng dẫn chọn card đồ hoạ ; VGA” thì card đồ hoạ là linh kiện tốn điện nhất; cần phải để ý đến nhất khi mua nguồn máy tính. Để dễ dàng ước lượng công suất nguồn cần thiết cho dàn máy của mình, HNC có bảng tổng hợp để tham khảo sau:

Đương nhiên đứng sau card đồ hoạ thì CPU cũng là một linh kiện cần nhiều điện năng; và cần phải để ý tới khi mua PC. Tuy nhiên trừ khi bạn có ý định ép xung CPU hoặc build cấu hình chơi game với Core i9-9900K; Ryzen 9-3900(X) thì mới phải tính thêm công suất cho nguồn. Các trường hợp khác thì công suất của CPU cũng đã được tính vào bảng tổng hợp trên rồi. Một linh kiện nữa cũng tốn điện kha khá là… tản nhiệt nước custom; nếu bạn có ý định lắp thêm sau này cho đẹp thì nên cộng thêm 20 đến 50W vào công suất nguồn. Còn lại, các linh kiện khác tiêu thụ điện gần như không đáng kể theo danh sách tham khảo trên Makeuseof như sau:
Bộ nguồn sẽ tự điều chỉnh điện áp ra để phù hợp với yêu cầu từ các linh kiện
Nếu “chẳng may” chọn thừa công suất nguồn; thì bạn yên tâm linh kiện không bị quá tải và phát nổ đâu. Thực tế thì bộ nguồn sẽ tự điều chỉnh điện áp ra để phù hợp với yêu cầu từ các linh kiện; ví dụ bạn có nguồn 800W nhưng các linh kiện chỉ cần 500W thì nguồn sẽ chỉ chạy ở công suất 62.5% mà thôi. Việc thừa công suất cũng khá tốt vì bộ nguồn hoạt động hiệu quả nhất ở mức tải 50%, cụ thể các bạn đọc thêm ở phần bên dưới.
Với trường hợp công suất nguồn “thiếu 1 chút” thì sao ? Ví dụ linh kiện cần 500W nhưng tôi chỉ chọn nguồn 450W ? Câu trả lời là không, không và không. Không bao giờ chọn nguồn có công suất thấp hơn công suất mà các linh kiện cần dù chỉ vài W.
Hiệu suất – Chuẩn 80 Plus là sản phẩm rất quan trọng
Nếu lướt qua một vòng các nguồn máy tính – PSU; chắc các bạn sẽ thấy có sản phẩm ghi là “80 Plus Standard”; hoặc “80 Plus White” đôi khi chỉ có mỗi “80 Plus”; vài sản phẩm có “80 Plus Bronze”, “80 Plus Gold”;… vậy ý nghĩa của các từ này nghĩa là gì ? Chúng là hiệu suất của nguồn máy tính; ví dụ PSU có công suất thực là 500W với chuẩn “80 Plus Standard” sẽ rút thực tế từ ổ điện của bạn 625W; lãng phí 125W vì toả nhiệt. Nói chung là nguồn có tiêu chuẩn 80 Plus càng cao sẽ càng tốn ít điện năng; và về lâu dài sẽ tiết kiệm hoá đơn tiền điện của bạn hơn nhưng bù lại, giá thành của chúng cũng cao hơn.
Nói chung, nếu bạn sử dụng máy tính trên 12 tiếng một ngày; thì nên chọn nguồn có chuẩn 80 Plus cao nhất mà ngân sách đáp ứng được (Titanium chăng ?). Còn nếu chỉ đơn giản một ngày chơi game vài tiếng thì cũng không cần thiết lắm. Chuẩn 80 Plus xếp hạng từ thấp tới cao theo bảng sau (80 Plus Titanium là cao nhất). Và các bạn có thể thấy; hiệu suất nguồn cao nhất khi chạy ở mức tải khoảng 50%.
Full Modular là các dây từ nguồn tới linh kiện bên trong máy tính
Ngoài ra nếu để ý các bạn cũng sẽ thấy một số mã PSU có ghi chữ Full Modular; đa số không có dòng này. Hiểu đơn giản là các mã Full Modular là các dây từ nguồn tới linh kiện bên trong máy tính có thể tháo rời được; hạn chế các dây thừa gây mất thẩm mỹ trong case máy tính. Đương nhiên giá của các mã Full Modular sẽ đắt hơn; và nếu bạn dùng case vỏ thép hoặc để dưới gầm bàn thì Full hay không Modular cũng chẳng quan trọng lắm.
Các thương hiệu nguồn máy tính nổi tiếng ở Việt Nam
Nguồn máy tính FSP
Đây là thương hiệu nguồn máy tính nổi tiếng trên thế giới có chính sách giá tại Việt Nam rất tốt. Đặc biệt các bộ nguồn của FSP hầu hết đều có tính năng Active PFC.
Nguồn máy tính Seasonic
Tương tự như FSP chất lượng sản phẩm của hãng thuộc loại miễn bàn là mơ ước của nhiều game thủ. Tuy số lượng sản phẩm và giá cả đều thấp hơn CoolerMaster và AcBel; nhưng xét cả về thương hiệu, độ tin cậy, linh kiện thì đều vượt xa.
Nguồn máy tính CoolerMaster
Hãng PSU phổ biến nhất ở Việt Nam. Với người dùng có hiểu biết CoolerMaster không được đánh giá cao. Với dòng cao cấp Pro Gold có chính sách giá không tốt còn dòng phổ thông Extreme Power lại không được trang bị tính năng Active PFC; do đó độ nhiễu đường điện (ripple) cao hơn so với FSP hay Seasonic.

Giá cả khá mềm là ưu điểm của dòng Extreme Power nếu so với các hãng khác với cùng công suất; thích hợp với người dùng có ngân sách eo hẹp nhưng cần công suất cao.
Lời kết
Tóm lại, khi chọn nguồn máy tính nên chọn các sản phẩm từ các hãng danh tiếng; chú ý đáp ứng đủ công suất yêu cầu của linh kiện, đặc biệt là VGA và CPU; nên chọn các nguồn chuẩn 80 Plus nếu muốn tiết kiệm điện; và luôn nhớ rằng thà chọn thừa công suất còn hơn thiếu.